Tìm hiểu những vấn đề thường gặp trên máy khoan và cách khắc phục

7 năm trước -

Ngày nay, máy khoan trở nên vô cùng cần thiết trong các công việc hàng ngày như khi muốn sửa sang lại nhà cửa, trang hoàng lại cửa hàng, quán xá hay đơn giản là treo thêm một cái giá, bắt móc treo… Nhưng cũng như bất kì vật dụng nào khác, sau thời gian sử dụng, máy khoan cũng sẽ gặp phải một số trục trặc. Để giúp bạn xử lý kịp thời và hiệu quả, Nguyễn Kim sẽ liệt kê một số triệu chứng thường gặp và cách khắc phục đơn giản.

Cấu tạo của máy khoan cầm tay

Nắm lòng nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy khoan cầm tay sẽ giúp bạn “chẩn đoán” nhanh chóng “bệnh” của thiết bị. Máy khoan cầm tay gồm các bộ phận: thân máy, động cơ chổi than, đầu khoan, dây cấp điện và tay cầm.

Hiểu được nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay sẽ thuận tiện hơn khi sử dụng

Hiểu được nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay sẽ thuận tiện hơn khi sử dụng

Nhựa dẻo làm nên thân máy có khả năng chịu lực cao và va đập tốt, tránh bị nứt vỡ khi vô tình rơi rớt. Với độ dài từ phía đầu khoan cho đến tay cầm, thân máy khoan chính là “chiếc áo giáp” vững chắc giúp che chắn và bảo vệ toàn bộ nội thất bên trong.

Động cơ máy gồm: roto nhỏ gọn nằm dọc theo chiều dài máy có nhiệm vụ làm quay và gõ búa lên đầu khoan; mũi khoan. Động cơ máy được cấp điện từ hai chổi than nằm ở gần chỗ tay cầm có nhiệm vụ truyền điện từ dây dẫn qua công tắc tới động cơ.

Lực quay và gõ từ động cơ sẽ được truyền tới mũi khoan thông qua đầu khoan. Dây cấp điện của máy khoan bao gồm phích cắm, dây dẫn có độ dài khoảng 1,5 - 3m, được tính từ phích cắm đến công tắc khoan ngay chỗ tay cầm.

Máy khoan sẽ hoạt động theo nguyên lý: nhận nguồn điện từ phích cắm -> qua dây dẫn -> qua chổi than -> đi vào động cơ -> làm quay động cơ -> quay và gõ búa vào đầu khoan.

Những vấn đề thường gặp trên máy khoan và cách khắc phục

- Mũi khoan bị yếu: Nơi tác động trực tiếp đến vật chính là mũi khoan, nên đây chính là nơi chịu áp lực và mài mòn nhiều nhất. Để tránh mũi khoan bị yếu dẫn đến hoạt động không hiệu quả, bạn cần thay mũi khoan thường xuyên khi sử dụng liên tục trong một thời gian dài.

- Chổi than bị mài mòn: Vì tiếp xúc và trượt với động cơ nên chổi than phải chịu nhiệt và mài mòn rất nhiều. Do đó, bạn cần kiểm tra ngay khi thấy máy khoan cầm tay không chạy.

- Lõi đồng bị gãy làm máy không chạy: Vị trí giao với máy và phích cắm dễ bị gãy vì phần dây dẫn luôn phải chịu lực uốn nhiều lần trong quá trình hoạt động. Vấn đề này khá khó để phát hiện, vì có thể phần lõi đồng bên trong đã gãy rời nhưng vỏ nhựa vẫn còn nguyên nhờ làm bằng nhựa dẻo chịu đàn hồi tốt hơn lõi đồng.

Sau thời gian sử dụng, máy khoan cầm tay sẽ gặp nhiều trục trặc mà bạn cần xử lý kịp thời

Sau thời gian sử dụng, máy khoan cầm tay sẽ gặp nhiều trục trặc mà bạn cần xử lý kịp thời

- Công tắc khoan hỏng: Khi bạn sử dụng thiết bị quá nhiều, bấm nhả công tắc liên tục sẽ khiến vị trí đó nhanh hỏng. Nếu công tắc có vấn đề, bạn nên dùng keo đắp thêm chỗ bị mòn hoặc thay công tắc mới.

- Đầu khoan bị kẹt khó thao tác hoặc không giữ chặt mũi khoan: Có thể đầu khoan đã bị rít sau quá trình hoạt động lâu dài. Khi đó, bạn có thể bôi trơn đầu khoan bằng dầu hoặc có thể thay đầu khoan mới.

- Động cơ lúc chạy lúc không: Cần kiểm tra xem máy khoan có quá nóng hay bốc mùi khét không? Nếu phát hiện vấn đề trên thì có thể đã bị cháy lõi động cơ, lúc này bạn cần mang ra tiệm gấp. Ngược lại, nếu không có mùi khét thì bạn nên kiểm tra phích cắm tại chỗ tiếp xúc với ổ cấp nguồn, đảm bảo tiếp xúc tốt.

Nên tuân thủ những quy tắc an toàn khi sửa chữa máy khoan cầm tay

Nên tuân thủ những quy tắc an toàn khi sửa chữa máy khoan cầm tay

Khi sửa chữa máy khoan gia đình, bạn cần lưu ý sử dụng điện an toàn, đi giày và găng tay cách điện. Đặc biệt, cần sửa chữa máy khoan cầm tay ở nơi thông thoáng và có ánh sáng đủ để thoải mái nhất.

Không chỉ máy khoan mà những thiết bị điện cơ khác cũng rất dễ gặp vấn đề khi hoạt động. Vì thế, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức khi sử dụng bất kì thiết bị nào đó.

Có thể bạn cũng thích