Gọi mua: 1800.6800 (Miễn phí)
Thời gian hoạt động8h00 - 21h00
99+ Lời chúc sinh nhật người yêu ngắn gọn ý nghĩa và lãng mạng 2023
999+ STT, CAP chất ngất, ngầu về tình yêu, cuộc sống mới nhất 2023
1000+ Stt hài hước ngắn câu like, độc lạ khó đỡ về cuộc sống
Những câu nói hay về cuộc sống ngắn gọn giúp bạn có động lực hơn
Code Evil Tycoon Mới Nhất 06/2023 Không Giới Hạn Và Cách Nhập Code
Bình thủy điện
Máy sấy chén
Tủ lạnh là thiết bị dùng hàng ngày trong gia đình, nên việc theo dõi lượng điện và chi phí điện hàng tháng rất dễ thực hiện. Một chiếc tủ lạnh 200 lít thường tiêu thụ khoảng 25-30 KW điện cho một tháng, nếu thấy con số này tăng lên đột ngột trên tờ giấy báo tiền điện, bạn nên kiểm tra thiết bị.
Khả năng là tủ lạnh của bạn bị hở cửa do gioăng cửa tủ mòn không thể đóng kín được. Hãy kiểm tra bằng cách dùng một tờ tiền giấy kẹp ngay cửa tủ và đóng lại, sau đó rút tờ tiền ra. Nếu rút ra dễ dàng thì cửa tủ đã có vấn đề; ngược lại bạn cảm giác có lực ma sát giữ tờ tiền lại thì cánh cửa tủ vẫn bình thường.
- Cửa tủ lạnh bị hư hỏng: Khi miếng đệm ron (gioăng tủ lạnh) ngay cửa bị khô, ăn mòn, hết bám dính hay ốc vít bị lỏng, bản lề không cân làm cửa đóng không khít sẽ khiến hơi lạnh thoát ra ngoài, thực phẩm không đủ lạnh làm mất chất dinh dưỡng gây ngộ độc và hao điện năng. Để khắc phục bạn cần thay ron mới tại trung tâm bảo hành, sửa chữa có uy tín.
- Nhiệt độ cài đặt chưa phù hợp: Thực phẩm sẽ nhanh hỏng và làm tăng chi phí điện nếu bạn cài nhiệt độ tủ lạnh không phù hợp. Với ngăn đá, bạn nên chọn mức nhiệt từ -18 độ C đến 0 độ C để thực phẩm tươi ngon lâu ngày. Với ngăn mát, bạn chỉ cần cài 1.7 độ C đến 5 độ C là đủ dùng.
- Lượng thực phẩm lưu trữ quá nhiều: Thực phẩm quá nhiều làm luồng khí lạnh không thể lưu thông, nhiệt độ ở một số vị trí tăng cao, gây hỏng thức ăn. Bên cạnh đó việc sắp xếp thực phẩm quá đầy có thể khiến cửa tủ đóng không kín, lãng phí điện. Bạn cần sắp xếp thực phẩm gọn gàng, thoáng đãng để tiện sử dụng và tiết kiệm không gian.
- Vị trí đặt tủ lạnh chưa hợp lý: Tủ lạnh đặt áp sát vào chân tường sẽ khiến dàn ngưng của nó bị nóng quá mức bình thường, dẫn đến hiện tượng máy nén bị cháy. Bạn cần chọn nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, không được quá gần khu vực bếp nấu vì nhiệt bếp sẽ ảnh hưởng không tốt đến tủ lạnh.
- Mở cửa tủ quá thường xuyên: Mở cửa tủ lạnh liên tục sẽ khiến hơi lạnh thoát ra ngoài nhiều, việc làm lạnh kém dần và hao hụt nhiều điện năng. Chưa kể, tủ lạnh của bạn cũng nhanh hỏng hơn và khó đóng kín được.
- Mua tủ lạnh tiết kiệm năng lượng: Nhãn năng lượng dán trên tủ lạnh có thể chỉ ra mức độ tiết kiệm năng lượng. Bộ Công Thương đã thử nghiệm, đo lường đánh giá các mức tiêu thụ và sử dụng điện này. Nhãn có nhiều sao càng tiết kiệm điện.
- Tuân thủ các nguyên tắc bảo quản thức ăn: Chỉ cho thức ăn đã nguội vào tủ lạnh, dùng màng bọc thực phẩm hoặc đựng trong hộp kín. Rã đông thức ăn trong ngăn mát.
- Từ bỏ thói quen mở cửa tủ thường xuyên: Mỗi khi mở cửa tủ lạnh sẽ làm hơi lạnh thoát ra, hơi nóng xâm nhập vào, máy nén phải vận hành để làm giảm nhiệt độ lần nữa, tiêu tốn nhiều điện năng. Bạn nên lưu ý các thành viên trong gia đình về việc hạn chế mở cửa tủ, nhất là với trẻ em.
- Đặt tủ lạnh cách xa nguồn nhiệt: Các thiết bị tỏa nhiệt như bếp, lò nướng... và nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm ấm tủ lạnh, ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của máy nén.
- Ghi nhớ các nguyên tắc cài nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho ngăn mát là 5 độ C và ngăn đá là -18 độ C. Với mỗi độ làm lạnh bổ sung, điện năng được sử dụng nhiều hơn 6%. Bạn sẽ tiết kiệm tiền điện nhiều hơn nếu điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.