Tuyệt chiêu chụp ảnh thiếu sáng bằng smartphone "chuẩn không cần chỉnh"

7 năm trước -

Dễ dàng và nhớ ngay thôi, thế mà không phải ai cũng biết cách chụp ảnh đẹp hơn trên smartphone. Xem ngay bài viết từ Nguyễn Kim để chụp được những bức ảnh hoàn hảo nhất.

Chắc không ai trong chúng ta có thể phủ nhận sự tiện lợi của smartphone khi dùng nó để chụp ảnh và bắt những khoảnh khắc đáng nhớ mỗi khi bên gia đình và bạn bè, nhất là ở những dịp nghỉ lễ Tết này. Nên cũng không lạ gì khi ngày ngày người dùng smartphone cứ nhiều lên, và người sống ảo cũng theo đó mà tăng theo vùn vụt.

Thế nhưng, có một yếu tố khắc tinh của smartphone khi chụp ảnh, đó là môi trường thiếu sáng. Vì trình độ máy ảnh trên smartphone vẫn chưa thể so với máy ảnh chuyên nghiệp được, nên không quá khó hiểu về vấn đề này. Vỡ hạt, mờ nhòe là chuyện thường thấy khi lâm vào tình cảnh trên.

Nhưng đã có một cách để giúp bạn vượt qua ngay khó khăn đó, không cần nhờ một công cụ bên ngoài nào khác, chỉ cần chính camera mặc định của chiếc "dế yêu" là xong.

Chạm vào màn hình điện thoại chủ thể mà bạn muốn lấy nét và dùng thanh trượt để chỉnh độ sáng

Chạm vào màn hình điện thoại chủ thể mà bạn muốn lấy nét và dùng thanh trượt để chỉnh độ sáng

Cụ thể, khi bật trình chụp ảnh lên, bạn sẽ thấy một khoảng ô diện tích mà mình có thể chạm tay vào bất kỳ nơi nào trên màn hình để chọn lấy nét. Nhưng khi lấy nét ở điểm này, máy cũng sẽ nhận diện ánh sáng của chỗ đó và tự chỉnh - nếu sáng quá thì tự làm ảnh tối đi, và ngược lại - để giúp chủ thể trong khoảng được chọn sẽ rõ nhìn nhất.

Vậy để ảnh sáng lên thì phải làm thế nào: Rất đơn giản, hãy để máy nhận diện dữ liệu của nơi tối nhất trong khung hình, và nó sẽ tự chỉnh để toàn bộ độ sáng đều ở tình trạng tối ưu. Sau đó, bạn có thể dùng thanh trượt bên cạnh (như ảnh trên) điều chỉnh lại chút nếu muốn. Cùng xem cách chụp ảnh đẹp bất chấp điều kiện ánh sáng dưới đây nhé:

1. Đường phố trong đêm từ xa

Cứ tối đến là những tín đồ chụp ảnh đã không thích rồi, vì rõ ràng là không còn nguồn sáng lý tưởng từ mặt trời tự nhiên nữa, giờ lại phải phụ thuộc vào đèn đóm và nhiều khi còn chẳng có đủ mà chụp cho đúng nữa. Nhưng hãy cứ áp dụng theo chỉ dẫn sau đây:

Đây là khi người chụp cho máy nhận diện vào phần được chân trời tối đen. Máy tưởng đó là chủ thể chính mà ta muốn chụp, nên đã cố chỉnh ánh sáng lên rất nhiều, khiến toàn khung cảnh đều đủ quan sát, đến nỗi khiến bóng đèn bị hơi lóa.

Đây là khi người chụp cho máy nhận diện vào phần được chân trời tối đen. Máy tưởng đó là chủ thể chính mà ta muốn chụp, nên đã cố chỉnh ánh sáng lên rất nhiều, khiến toàn khung cảnh đều đủ quan sát, đến nỗi khiến bóng đèn bị hơi lóa.

Còn đây là khi chọn chính giữ bóng đèn là chủ thể. Vì vốn dĩ ánh sáng từ đèn đã hơn mức thường quen thuộc cho mắt rồi nên máy sẽ tự giảm sáng của cả ảnh xuống thế này đây.

Còn đây là khi chọn chính giữ bóng đèn là chủ thể. Vì vốn dĩ ánh sáng từ đèn đã hơn mức thường quen thuộc cho mắt rồi nên máy sẽ tự giảm sáng của cả ảnh xuống thế này đây.

Nếu muốn để ở khoảng hợp lý nhất, hãy kéo thanh độ sáng ngay cạnh khung lấy nét lên một tí để ảnh ở mức sáng vừa phải

Nếu muốn để ở khoảng hợp lý nhất, hãy kéo thanh độ sáng ngay cạnh khung lấy nét lên một tí để ảnh ở mức sáng vừa phải.

2. Bầu trời hoàng hôn

Dù chưa tối hẳn nhưng môi trường sáng nhập nhoạng lúc dần tối này cũng không khiến chúng ta vui lên là bao khi có ý định ghi lại một khoảnh khắc nào, kể cả là chính phong cảnh mặt trời lặn đó nếu không biết cách mà nhanh tay.

Vì nguồn sáng ở đây không gắt gao như bóng đèn nên khi bạn chọn chủ thể vào một phần tối - như tán cây nhỏ ở xa kia chẳng hạn - thì ảnh cũng không bị cháy sáng mà vẫn khá lý tưởng

Vì nguồn sáng ở đây không gắt gao như bóng đèn nên khi bạn chọn chủ thể vào một phần tối - như tán cây nhỏ ở xa kia chẳng hạn - thì ảnh cũng không bị cháy sáng mà vẫn khá lý tưởng.

Bù lại thì khi lấy nét vào chính vệt nắng vàng cam kia thì mọi thứ lại tối sầm đi dần rồi, còn mỗi chút nắng cuối trời đó là đủ nhìn

Bù lại thì khi lấy nét vào chính vệt nắng vàng cam kia thì mọi thứ lại tối sầm đi dần rồi, còn mỗi chút nắng cuối trời đó là đủ nhìn.

3. Cận cảnh đường phố về đêm

Vẫn hơi cháy sáng một chút khi chúng ta lấy nét vào phần mặt đường bị tối.

Vẫn hơi cháy sáng một chút khi chúng ta lấy nét vào phần mặt đường bị tối.

Còn chọn lấy nét vào phần tán cây sáng xa xa thế này thì có lẽ ổn hơn nhiều rồi, dù vẫn có diện tích ảnh bị đen ở mặt đường không nhìn rõ những ánh sáng toàn ảnh vẫn ở mức chân thực và hợp lý như ngoài đời

Còn chọn lấy nét vào phần tán cây sáng xa xa thế này thì có lẽ ổn hơn nhiều rồi, dù vẫn có diện tích ảnh bị đen ở mặt đường không nhìn rõ những ánh sáng toàn ảnh vẫn ở mức chân thực và hợp lý như ngoài đời.

Lại là một lỗi lấy nét khiến ảnh bị sáng hơi quá đà nữa nếu như không để ý.

Lại là một lỗi lấy nét khiến ảnh bị sáng hơi quá đà nữa nếu như không để ý.

Ở đây thì có lẽ chọn vùng gần nguồn sáng là ổn nhất, vì nó sẽ tự giảm xuống vừa đủ mà không bị quá thấp hay cao, lại mất công kéo tay chỉnh lại.

Ở đây thì có lẽ chọn vùng gần nguồn sáng là ổn nhất, vì nó sẽ tự giảm xuống vừa đủ mà không bị quá thấp hay cao, lại mất công kéo tay chỉnh lại.

Vậy đó, trước khi đưa máy lên chụp một cách vội vàng thì hãy từ tốn khoảng 2 giây thôi là đủ để có được một tấm ảnh mỹ mãn hơn nhiều rồi!

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Có thể bạn cũng thích