3 Cách Nấu Cơm Rượu Nếp Miền Bắc, Nam, Nếp Than Đón Tết Đoan Ngọ

4 năm trước -

Cơm rượu nếp là món ăn quen thuộc đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Với hương thơm nồng nàn cùng độ nồng lên men vừa đủ, dư vị món ăn sẽ khiến bạn khó quên. Không chỉ ngon về vị, món này còn rất tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa đái tháo đường, hạ cholesterol, hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da, gia tăng lượng máu nuôi dưỡng các tế bào… Học ngay những cách làm cơm rượu nếp trong bài viết sau để thực hiện cho gia đình thưởng thức nhé!

Cơm rượu là gì?

Cơm rượu hay gọi là rượu nếp cái được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Món này được chế biến bằng cách nấu chín gạo nếp thành xôi. Sau khi nếp chín người ta để nguội và ủ bằng men rượu trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày. Thành phẩm cho ra món cơm rượu cay nồng kèm chút vị ngọt và hương thơm đặc trưng của rượu.

Ở mỗi vùng miền có cách chế biến riêng nhưng vẫn mang đậm truyền thống của người Việt. Cùng với các loại hoa quả, bánh tro, chè trôi nước,... cơm rượu là món không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ (tết diệt sâu bọ). 

Mỗi loại nếp cho ra một loại cơm rượu khác nhau: 

  • Cơm rượu nếp trắng
  • Cơm rượu nếp lứt
  • Cơm rượu nếp cẩm (nếp than)
  • Cơm rượu nếp cái hoa vàng

Cách làm cơm rượu miền Bắc bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo nếp cái xay lật chuyên dùng để nấu cơm rượu

Gạo nếp cái hoa vàng xay lật chuyên dùng để nấu cơm rượu

  • Gạo nếp cái hoa vàng xay lật (gạo nếp lứt): 1kg
  • Men rượu: 150g
  • Nồi sứ, túi khóa zip cỡ to
  • Nồi cơm điện tử/ nồi cơm điện cao tần

Cách thực hiện

Bước 1: Vo sạch gạo nếp sau đó ngâm trong nước khoảng 1 giờ và để ráo nước. 

Bước 2: Nấu gạo nếp với nồi cơm điện. Lưu ý là lượng nước cho vào nên ít hơn khi nấu cơm bình thường để tránh bị nhão nhé!

Bước 3: Cơm nếp chín đổ ra mâm rộng và tản đều cho nhanh nguội.

Bước 4: Giã mịn men rồi dùng rây lọc sạch để loại bỏ vỏ trấu.

Chuẩn bị men để làm cơm rượu nếp bằng nồi cơm điện

Men giã mịn rồi dùng ray lọc sạch vỏ trấu

Bước 5: Sau khi cơm nếp nguội, bạn cho men rượu vào và trộn đều.

Bước 6: Thông thường, rượu nếp được ủ với lá chuối khô, nhưng đối với thành phố việc tìm được lá chuối khô không hề dễ dàng. Bạn có thể thay thế rổ tre và lá chuối khô bằng nồi sứ và túi khóa zip. Dùng kéo cắt lỗ dưới đáy túi khóa zip rồi cho cơm rượu vừa trộn với men vào. Đặt túi cơm rượu vào trong nồi rồi đậy nắp. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng.

Bước 7: Thời tiết nắng nóng như hiện nay bạn chỉ cần ủ 34 giờ là được. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ giảm, bạn cần ủ lâu hơn.

Bước 8: Khi thấy hạt cơm căng mọng, ngấu, có mùi thơm, không bị chua là bạn đã thành công. Lúc này, nước rượu chảy xuống thì lấy nó rưới lên trên cơm rượu.

cơm rượu nếp chuẩn vị miền Bắc hương vị cay nồng, thơm ngọt

Cơm rượu nếp chuẩn vị miền Bắc hương vị cay nồng, thơm ngọt

Để món cơm rượu thơm ngon, hạt cơm không bị xác và rượu không lên men cay, bạn nên nhớ kỹ thời gian dỡ rượu khi đến độ.

>>Xem thêm: Cách làm kiệu chua ngọt chuẩn bị 3 miền tại đây!

Cách làm cơm rượu miền Nam

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo nếp 1kg 
  • Men ngọt khoảng 15 viên men nhỏ
  • Lá chuối
  • Muối

Cơm rượu nếp miền Nam được vo tròn hương vị ngọt cay đặc trưng

Cơm rượu nếp miền Nam được vo tròn hương vị ngọt cay đặc trưng

Cơm rượu nếp thơm ngon sẽ tăng thêm hương vị nếu chính tay bạn làm đấy!

Cách thực hiện

Bước 1: Lá chuối đem rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Vo nhẹ gạo nếp và cho một muỗng muối vào ngâm trong nước khoảng 2 tiếng sau đó để ráo.

Bước 3: Nấu chín nếp

- Cách 1: Cho nếp và 1 lít nước sôi vào nồi cơm điện nấu tương tự như nấu cơm.

- Cách 2: Nấu nếp bằng nồi hấp 2 tầng. Đun sôi nước ở tầng dưới và đổ nếp lên xửng hấp ở trên và nấu khoảng 30 phút để nếp chín đều. 

Bước 4: Tán nhuyễn men.

Bước 5: Khi nếp đã chín, xới nếp ra để nguội và rải đều men lên.

Bước 6: Vo viên cơm nếp thành từng viên nhỏ dùng lá chuối quấn quanh thân. Rưới một vài giọt nước muối lên mỗi viên cơm rượu. Xếp cơm rượu vào nồi sành, sứ có lót lá chuối và đậy kín.

Bước 7: Sau khi ủ từ 3 đến 5 ngày lấy toàn bộ phần cơm rượu và nước rượu vào một lọ thủy tinh hoặc thố khác. Để giữ được độ ngọt và cay vừa phải cần cho cơm rượu vào tủ lạnh.

Có thể nấu thêm nước đường để nguội vào cùng cơm rượu để tăng thêm độ ngọt.

Cách làm cơm rượu miền Nam tại nhà đơn giản

Cách làm cơm rượu miền Nam tại nhà đơn giản

Đấy, cách làm món cơm rượu ngày Tết Đoan Ngọ chỉ đơn giản thế thôi. Hương cơm rượu kết hợp cùng xôi vò thì lại càng ngon tuyệt, đúng chuẩn miền Nam. Hãy vào bếp và thử làm xem nhé!

Cách làm cơm rượu nếp cẩm (nếp than)

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo nếp cẩm 500g
  • Men rượu 5g
  • Đường phèn
  • Muối
  • Nước

Cơm rượu nếp cẩm, nếp than bổ dưỡng

Cơm rượu nếp cẩm, nếp than bổ dưỡng

Cách thực hiện

Bước 1: Nếp cẩm mua về vo sạch, ngâm nếp với ít muối từ 6 đến 8 tiếng.

Bước 2: Nấu cơm nếp. Lưu ý trong quá trình nấu tránh đảo nhiều lần vì nếp sẽ ra nhiều nhựa.

Bước 3: Nghiền men thành bột, bỏ trấu còn sót trong men.

Bước 4: Cơm nếp chín, dàn ra khay để nguội.

Bước 5: Trộn đều men với cơm nếp.

Bước 6: Ủ cơm rượu bằng cách cho toàn bộ cơm nếp vào lọ thủy tinh hoặc nhựa. Phủ một mảnh vải kín trên mặt và đậy kín nắp. Bọc khăn bên ngoài lọ sau đó để nơi kín.

Bước 7: Bạn có thể kiểm tra cơm rượu từ 2 ngày sau khi ủ. Khi ăn bạn có thể nấu nước đường phèn để thưởng thức cùng bổ dưỡng.

>>Xem thêm: Cách làm sữa chua nếp cẩm tại nhà vô cùng đơn giản

Tác dụng của cơm rượu

  • Bổ sung sắt, ngừa bệnh thiếu máu.
  • Tốt cho tim mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Phòng ngừa bệnh tiểu đường.
  • Tốt cho tiêu hóa.
  • Làm đẹp da.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp.

Cơm rượu nếp giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa bệnh thiếu máu

"Cơm rượu nếp giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa bệnh thiếu máu

Những câu hỏi thường gặp về cơm rượu

Cơm rượu để được bao lâu?

Thời gian sử dụng được nếp cẩm còn tùy thuộc vào cách bảo quản. Sau khi thành phẩm, bạn nên bảo quản cơm rượu trong tủ lạnh và dùng dần khoảng 3 đến 5 ngày. Nếu cơm rượu xuất hiện những dấu hiệu bị mốc, bị đắng thì bạn không nên dùng tiếp nữa.

Cơm rượu ăn như thế nào?

Cơm rượu nếp cẩm thường ăn kèm với sữa chua ngoài ra cơm rượu còn chế biến các món ăn bổ dưỡng như: vịt tiềm cơm rượu, cá trứng hấp cơm rượu, tôm rim cơm rượu.

Lưu ý: Theo Đông y cơm rượu có tính ấm do đó người có thể trạng nóng không nên ăn cơm rượu. Những biểu hiện của người có thể trạng nóng thường là chảy máu chân răng, môi ửng đỏ, mẩn ngứa, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, khó ngủ,...

Cách làm cơm rượu miền Nam
Cách làm cơm rượu miền Nam đơn giản cho Tết Diệt Sâu Bọ
Bài viết này hướng dẫn cách làm Cơm rượu cực ngon, cực kỳ dễ dàng, món ăn thịnh hành nhất hiện nay
Thời gian chuẩn bị:30 phút
Thời gian nấu:1 giờ
Nguyên liệu:
- Gạo nếp 1kg
- Men ngọt khoảng 15 viên men nhỏ
- Lá chuối
- Muối
Instructions: Thông thường, rượu nếp được ủ với lá chuối khô, nhưng đối với thành phố việc tìm được lá chuối khô không hề dễ dàng. Bạn có thể thay thế rổ tre và lá chuối khô bằng nồi sứ và túi khóa zip.
Rửa lá chuối
Lá chuối đem rửa sạch và để ráo nước.
Ngâm gạo nếp
Vo nhẹ gạo nếp và cho một muỗng muối vào ngâm trong nước khoảng 2 tiếng sau đó để ráo.
Nấu chín nếp
Nấu chín nếp khoảng 30 phút để nếp chín đều. Khi nếp đã chín, xới nếp ra để nguội và rải đều men lên.
Vo viên cơm nếp
Vo viên cơm nếp thành từng viên nhỏ dùng lá chuối quấn quanh thân. Rưới một vài giọt nước muối lên mỗi viên cơm rượu. Xếp cơm rượu vào nồi sành, sứ có lót lá chuối và đậy kín.
Ủ cơm nếp
Sau khi ủ từ 3 đến 5 ngày lấy toàn bộ phần cơm rượu và nước rượu vào một lọ thủy tinh hoặc thố khác. Để giữ được độ ngọt và cay vừa phải cần cho cơm rượu vào tủ lạnh.

Có thể bạn cũng thích