Gọi mua: 1800.6800 (Miễn phí)
Thời gian hoạt động8h00 - 21h00
Bình thủy điện
Máy sấy chén
Khi quần áo được làm từ chất liệu sợi bông bị cháy, bạn nên tắt bàn ủi ngay. Sau đó rắc một ít muối lên vết cháy, vò cho thấm vào rồi đem đi phơi nắng ít phút. Cuối cùng giặt sạch quần áo, vết đấy sẽ giảm hẳn hoặc biến mất tùy vào tình trạng cháy.
Dùng muối chữa vết cháy trên sợi bông
Với đồ nỉ thì hơi khó một chút. Bạn phải giặt và chà xát nhiều lần lớp vải ở khu vực có vết cháy, lớp nhung ở khu vực vải này sẽ từ từ mất, làm lộ ra lớp vải bên dưới. Ngay lúc này, bạn lấy một chiếc kim may quần áo móc lớp vải ở khu vực có vết cháy liên tục cho đến khi nơi đó xù lên lớp nhung mới.
Đồ nỉ hơi khó để chữa vết cháy, nên ban cần kiên nhẫn nhé!
Khi lớp lông nhung mới xuất hiện, bạn lấy một chiếc khăn ướt phủ lên, dùng bàn ủi ủi lên. Hãy nhớ ủi theo chiều ngược lại với chiều của lớp lông cũ, khăn khô thì lấy ra, ngừng ủi. Và tèn ten ten vết cháy đi đâu mất rồi!
Đây là loại vải mỏng nên rất khó ủi và dễ cháy. Thế nên để "cứu nguy" cho quần áo bằng lụa, bạn hãy lấy một ít dung dịch xút NAOH (hay xút vảy - Caustic Soda) hòa cùng nước thành dạng hơi đặc đặc như cháo rồi thoa nó lên vết cháy.
Để vậy cho dung dịch trên vết cháy khô lại, tự bong ra, khi đó bạn mới cạo lớp bột khô này đi, vết cháy cũng sẽ theo lớp bột biến mất trên quần áo lụa của bạn.
Với dung dịch xút NAOH không lo vết cháy trên quần áo lụa nữa rồi
Bạn cứ để vậy đến khi dung dịch khô lại, tự bong ra rồi cạo lớp khô đó đi. Vết cháy sẽ đi theo bột rời xa quần áo lụa của bạn.
Nếu đã lỡ làm cháy, bạn dùng một chiếc khăn ướt có sợi mềm và nhỏ phủ lên bề mặt vết cháy. Sau đó, ủi đi ủi lại phần đó thì vết cháy sẽ không còn. Nếu vết cháy không quá nặng, chỉ trong vài phút là bạn có thể giải quyết được ngay.
Chữa cháy vải sợi hóa học với khăn ướt
Nếu vết cháy có trên vải dày thì bạn hãy dùng miếng giấy nhám loại tốt, mịn đặt lên phần cháy. Tiếp theo, sử dụng bàn chải nhỏ để chà lên sẽ khiến vết cháy tiêu tan.
Vải dày nên chữa bằng giấy nhám
Tuy nhiên, bạn nhớ nhé! Áo khoác dày không nên giặt ủi quá nhiều vì chúng sẽ dễ hao mòn vải, phai màu...