WannaCry và câu chuyện của các hãng công nghệ

7 năm trước -

Những ngày gần đây, WannaCry như là một nỗi khiếp sợ của mọi người dân trên thế giới. Từ chính phủ, cơ sở cộng đồng, các doanh nghiệp cho đến cả những cá nhân đều rất lo ngại mình có thể là nạn nhân tiếp theo. Nhưng ít ai biết, ban đầu nó chỉ là một công cụ nhằm để chống lại các tổ chức khủng bố.

Nguồn gốc của WannaCry không phải là công cụ dành cho hacker đi tống tiền, mà là để NSA dùng để tấn công khủng bố. Ấy vậy nhưng chính Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NAS cũng không thể ngờ một công cụ phần mềm vô tri sẽ chỉ được sử dụng cho các mục đích tốt này lại đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi cư dân trên thế giới.

Trận chiến giữa Apple và FBI

Nếu là một người thường xuyên theo dõi các tin tức đại chúng thì chắc hẳn bạn sẽ không quên cuộc chiến pháp lý giữa FBI và Apple. Trong vụ khủng bố San Bernardino khiến 11 người thiệt mạng, kẻ khủng bố đã để lại một chiếc iPhone 5c bị khóa. Nhưng FBI khẳng định không có cách nào để hack được chiếc iPhone này.

Trận chiến giữa Apple và FBI vào năm ngoái

Trận chiến giữa Apple và FBI vào năm ngoái

Chính vì vậy họ yêu cầu Apple tạo ra một công cụ riêng để mở khóa chiếc điện thoại của kẻ khủng bố. Tưởng chừng như Apple sẽ giúp sức nhưng hãng công nghệ này lại kiên quyết từ chối. Với lập luận rằng từ tiền lệ này, chính phủ Mỹ sẽ ép buộc cả Apple lẫn các công ty công nghệ khác tạo ra các công cụ cửa hậu có thể đe dọa đến an ninh, tài chính và quyền riêng tư của người dùng.

Quyền riêng tư của người sử dụng công nghệ có thể bị đe dọa

Quyền riêng tư của người sử dụng công nghệ có thể bị đe dọa

Thoạt nhìn, bạn có lý do để ủng hộ FBI và lên tiếng chỉ trích Apple, ngày đó tôi cũng vậy. Chúng ta đơn giản là chỉ cần một công cụ mở khóa để điều tra một vụ khủng bố đẫm máu mà thôi. Và FBI rõ ràng là “chính nghĩa” đang cần sự trợ giúp của Apple để chống lại “cái ác”. Tại sao Apple lại kiên quyết từ chối? Giờ hãy nhìn vào thảm họa WannaCry và bạn sẽ có câu trả lời.

Con dao cho sự “chính nghĩa”?

Theo nhiều nguồn tin, WannaCry được phát triển từ phương thức tấn công Eternal Blue do NSA phát triển nhằm thu thập thông tin từ các máy Windows đối thủ. Dĩ nhiên, lúc này NSA đang là kẻ “chính nghĩa” chuyên bảo vệ lợi ích của nước Mỹ, người dân Mỹ và các quốc gia đồng minh.

WannaCry ban đầu chỉ là công cụ tấn công tổ chức khủng bố

WannaCry ban đầu chỉ là công cụ tấn công tổ chức khủng bố

Nhưng lần này, công cụ dùng để tấn công “cái ác” cuối cùng lại làm hại rất nhiều “kẻ vô tội” đang ở cùng phe với NSA, từ các thương hiệu nổi tiếng cho đến các cơ sở cộng đồng và các tập đoàn viễn thông lớn. Họ đều trở thành nạn nhân của WannaCry và không biết phải làm cách nào để khắc phục hậu quả của nó.

Về bản chất, WannaCry hay công cụ mà FBI “đòi” Apple phát triển cho mình đều giống nhau: bất kể nó tạo ra để làm gì thì sản phẩm này đều có thể trở thành con dao hai lưỡi. Chẳng ai có thể đảm bảo rằng những con dao tương tự WannaCry được tạo riêng cho “chính nghĩa” lại không rơi vào tay “cái ác”.

Nhưng nay nó lại là một mã độc chuyên đi tống tiền

Nhưng nay nó lại là một mã độc chuyên đi tống tiền

Chính phủ Mỹ, bao gồm cả các cơ quan an ninh, đều từng là nạn nhân của nhiều vụ hack xấu hổ và cả họ còn không muốn nhắc đến. Ngay đến cả Hacking Team, một công ty từng phát triển các công cụ hack cho nhiều chính phủ trên toàn cầu, cũng từng bị chính các hacker khác tấn công, gây rò rỉ các thông tin tuyệt mật.

Câu chuyện của các hãng công nghệ

Microsoft đã phải gánh thay những hậu quả mà người khác gây ra bằng cách đưa ra bản vá lỗi cho cả Windows XP và Windows Vista, vốn là 2 hệ điều hành đã hết giai đoạn hỗ trợ nhằm giúp ngăn cản thảm họa WannaCry lan rộng. Thực tế, Microsoft chỉ biết về Eternal Blue và WannaCry khi các lỗ hổng này lan rộng. Nếu như gã khổng lồ phần mềm được NSA thông báo sớm hơn, tình cảnh có thể đã không tồi tệ đến vậy.

Microsoft đang phải gánh những hậu quả mà NSA để lại

Microsoft đang phải gánh những hậu quả mà NSA để lại

Và giờ hẳn bạn đã lý do vì sao Apple của 1 năm trước quyết tâm chống lại FBI rồi chứ. Nếu đã có tiền lệ thì FBI và chính phủ Mỹ sau này hoàn toàn có thể dựa vào Tòa án Mỹ để đưa ra yêu cầu Apple, Microsoft, Google hay bất cứ một công ty công nghệ nào khác. Buộc họ phải phát triển các công cụ hack nguy hiểm hơn, tấn công vào iPhone, Windows hay thậm chí là cả đám mây Azure.

Đám mây Azure của chúng ta có thể bị tấn công bất cứ lúc nào

Đám mây Azure của chúng ta có thể bị tấn công bất cứ lúc nào

Chẳng ai có thể đảm bảo các công cụ ấy sẽ không rơi vào tay kẻ xấu. Chính vì lẽ này nên đến cả hai ông lớn là Microsoft và Google cũng lên tiếng ủng hộ Apple chống lại FBI. Từ góc nhìn của các công ty công nghệ họ phải vá tất cả các lỗ hổng có thể tìm thấy và tuyệt đối không bao giờ chủ động tạo ra cái mới. Dẫu cho các cuộc điều tra có thể bị ảnh hưởng.

Đây là cách duy nhất để họ có thể chủ động tránh các thảm họa tương tự như WannaCry. Còn về nhân vật chính của chúng ta vào những ngày vừa qua, thay vì trách những kẻ sử dụng mã độc này thì bạn nên trang bị cho thiết bị của mình những lớp bảo vệ tốt nhất có thể nhé. Chúc các bạn thành công qua cơn bão.

Bài: Huỳnh Thi - S

Có thể bạn cũng thích